Tổ yến huyết hay còn gọi là tổ yến có màu đỏ như máu, Khái niệm này là do dân gian ta truyền miệng nhau từ xưa, tuy nhiên qua nhiều năm cùng sự phát triển của ngành nuôi chim Yến các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho cài gọi là Tổ Yến huyết có từ đâu? từ đâu mà ra?


TỔ YẾN BÌNH DƯƠNG CHUYÊN CUNG CẤP TỔ YẾN NHÀ GIÁ SỈ

LIÊN HỆ TƯ VẤN: 0919 390 368 - 0332 576 426

Tổ yến huyết

Qua thực nghiệm kiểm chứng cũng như nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh được những tổ yến huyết đỏ cả tổ hoặc đỏ 1 phần dưới chân Tổ yến huyết trên thị trường là kết quả phản ứng hóa học của khí AMONIAC ( khí NH3 ) có trong phân chim yến lâu ngày trên thành tường nơi chim làm tổ. Khi tiến hành kiểm tra thành phần hóa học, các nhà khoa học đã phát hiện 1 lượng lớn Nitrit có trong tổ yến huyết đỏ cả tổ hoặc 1 phần. Đặc biệt những tổ yến huyết này có nhiều tại các hang động ngoài tự nhiên hay còn gọi là Yến Đảo do sự khó khăn trong công tác vệ sinh hoặc có thể là sự cố tình tạo ra môi trường ô nhiễm NH3 của 1 số cá nhân nào đó. Làm giảm đáng kể các chất dinh dưỡng có trong yến sào. Cũng nhờ vào công bố trên, 1 số doanh nghiệp tại nước ngoài đã tiến hành tạo nên những tổ yến huyết tại nhà nhờ vào phân bón Hữu Cơ và từ đó xuất sang thị trường Việt Nam tiêu thụ như hiện nay.


Theo kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi trong quá trình thu hoạch và thu mua các nhà yến lân cận, màu đỏ của các tổ yến huyết có 2 dạng:
1/ tổ yến huyết gồm có các sợi màu đỏ xen lẫn trong tổ màu trắng :
Sợi của tổ yến huyết ở đây chúng tôi tin rằng là do huyết của chim yến xổ ra tại 1 thời điểm trong cả quá trình làm tổ. Và theo nhận xét của chúng tôi thì tỷ lệ tổ yến trắng có các sợi của tổ yến huyết thì chỉ khoảng 2% trong 1 năm thu hoạch.

Để hiểu rõ hơn tại sao chúng tôi cho rằng những sợi yến trên chính là tổ yến huyết thật, trước hết Quý khách cần biết thông tin sau:
“Chỉ có chim yến trống mới làm tổ: Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Thời gian thu hoạch tổ từ 3-4 tháng để đảm bảo tốt điều kiện phát triển đàn chim yến sau này. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá hoặc thành nhà yến. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Ban đầu chim trống chấm 2 chân tổ tại vị trí A,B như hình. Sau đó lần lượt kéo sợi yến từ điểm A sang B và ngược lại. Dần dần sợi yến trũng xuống tạo thành hình vòng cung như ta thấy trong hình. Do đó,khi ngâm tổ yến vào nước,ta sẽ thấy các sợi yến dài mà điểm đầu và cuối là từ 2 vị trí A,B. Sau khi tạo lớp vỏ ngoài tổ yến,chú chim trống lần lượt trích lông mình vào những vị trí còn yếu trong tổ. Sau đó là lớp sợi yến Sơ Mướp (phần ruột tổ yến) được kéo đan chéo nhau trong tổ.”


Tổ yến trong nhà chụp gần trên thành gỗ 

Vì lý do trên, chúng tôi tin rằng nếu tổ yến huyết có tồn tại thật thì chỉ có thể tồn tại dưới dạng 1 ít các sợi của tổ yến huyết trong 1 tổ Yến Trắng như trong hình chúng tôi trình bày ở trên.
2/ Tổ Yến Đảo Trắng Hoặc Yến Trắng Nuôi bị đỏ phần chân hoặc đỏ cả tổ:
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tại những thành hang, tường do phân chim có chứa NH3 lâu ngày sẽ làm ô nhiễm môi trường gây nên phản ứng hóa học tạo thành Nitrit có trong những Tổ Yến Đảo hình thành nên màu đỏ bắt đầu từ dưới chân Tổ Yến và dần lâu ngày sẽ đỏ cả tổ (thời gian tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm tại vị trí đó).
Dựa vào đặc điểm trên, một số nhà Yến đã tạo nên môi trường tương tự như ngoài tự nhiên bằng cách hạn chế vệ sinh phân chim trên thành tường hoặc ủ Tổ Yến vào hầm chứa phân bón hóa học để sản xuất hàng loạt tổ yến huyết, Hồng Huyết. Vì màu đỏ của tổ yến huyết là do phản ứng hóa học tạo nên khi khách hàng ngâm tổ yến huyết vào nước sẽ không ra màu.


LIÊN HỆ TƯ VẤN: 0919 390 368