Tổ yến trước đây chỉ dành cho thành viên hoàng tộc, và các món ăn từ yến cũng hết sức đa dạng. Nhu cầu hiện nay thổi bùng ngành công nghiệp tổ yến toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng với doanh thu 5 tỷ USD mỗi năm.

Tổ yến tươi được làm sạch


chủ yếu phục vụ người dùng lắm tiền châu Á, Tok Teng Sai - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh tổ yến Malaysia cho biết. Việt Nam cũng đang bắt kịp Malaysia và Indonesia, hai quốc gia sản xuất tổ yến lớn nhất khu vực. "Mọi người giờ có nhiều tiền lắm. Nhất là người Trung Quốc", Tok cho biết.

"Rất nhiều người đang kiếm được cả núi tiền nhờ món này", Loke Yeu Loong - Giám đốc Swiftlet Eco Park (Malaysia) - công ty kinh doanh các sản phẩm từ tổ yến cho biết thêm.Được coi là "trứng cá muối của phương Đông", tổ yến có giá gần 1.000 USD - 1.500 USD một kg bán buôn và 2.500 USD mỗi kg bán lẻ, theo anh Lê Danh Hoàng - người sáng lập công ty chuyên kinh doanh sản phẩm từ tổ yến - NutriNest.
Indonesia sản xuất khoảng 70% tổ yến của thế giới, theo sau là Malaysia với 20%. Ở Việt Nam, nhu cầu tổ yến đã khiến quỹ đầu tư lớn nhất nước - VinaCapital tăng cường rót tiền vào ngành này. Chính quyền địa phương cũng thành lập nhiều khu sản xuất tổ yến để thúc đẩy việc làm và xuất khẩu.
Giữa năm 2011, VinaCapital đã đầu tư 7,5 triệu USD vào nhà yến ở miền Trung Việt Nam với khoảng 100.000 con, theo bà Đặng Phạm Minh Loan - Phó giám đốc VinaCapital. Bà cho biết: "Trung Quốc và Việt Nam là những nước tiêu thụ tổ yến mạnh nhất. Họ tin rằng tổ yến có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là chống lão hóa và nâng cao hệ miễn dịch". Ngành công nghiệp này có doanh thu ước tính 200 triệu USD mỗi năm tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 25%.
Các tòa nhà bốn tầng bằng bê tông phỏng theo hang động tự nhiên ngoài bờ biển mà loài yến thường sinh sống đã được dựng lên trên khắp Việt Nam. Sau số vốn xây dựng ban đầu 70.000 - 500.000 USD, và chi phí hàng tháng khoảng 50 USD, một nhà yến có thể giúp chủ nhân kiếm khoảng 1 triệu USD mỗi năm, anh Hoàng cho biết.
Công ty của anh hiện điều hành 8 nhà yến và 13 cửa hàng bán lẻ. Anh cũng bán vật liệu cần thiết để xây nhà yến và giúp loài này cảm thấy như ở tự nhiên, như phân chim trên sàn nhà hay hệ thống âm thanh phát tiếng yến.
"Chẳng có gì đảm bảo việc đầu tư làm nhà yến sẽ sinh lời", anh Hoàng cho biết. Rất nhiều nhà không thể thu hút yến và chúng cũng có thể chết nếu mắc bệnh nguy hiểm. "Đây là ngành công nghiệp rủi ro khá cao", Hoàng cho biết.
Ở Phan Rang – Tháp Chàm, chính quyền địa phương cũng đang lên kế hoạch mở rộng ngành công nghiệp tổ yến lên 2,8 triệu con năm 2020. Nhà yến lớn nhất ở đây giúp thu về 50.000 USD mỗi tháng.
Năm 2011, Trung Quốc đã cấm tổ yến nhập khẩu từ Malaysia sau khi phát hiện lượng nitrat lớn còn tồn lại. Loke cho rằng đây là do các hãng kinh doanh dùng phân chim và hóa chất để nhuộm màu tổ yến thành đỏ - màu được người Trung Quốc cho là nhiều dinh dưỡng nhất.
Hậu quả là "toàn bộ ngành công nghiệp này ở Malaysia đã sụp đổ", Loke cho biết. Tok dự đoán lệnh cấm này sẽ chấm dứt khi Trung Quốc và Malaysia thiết lập xong quy trình kiểm tra nitrat.
Việt Nam không bị ảnh hưởng từ lệnh cấm trên, vì thế, ngành công nghiệp tổ yến chỉ vừa mới cất cánh. Hoàng cho biết: "Rào cản công nghệ ở đây rất thấp. Vì thế, các công ty vẫn đang mọc lên như nấm".